Nhận định, soi kèo Al Masry vs Wadi Degla, 19h30 ngày 4/2: Cửa trên đáng tin
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Konyaspor vs Eyupspor, 22h00 ngày 4/2: Cạnh tranh ngôi đầu -
25 cán bộ, giảng viên Đại học Đà Nẵng không trở về sau đào tạo ở nước ngoàiHàng chục cán bộ thuộc Đại học Đà Nẵng không trở về nước sau khi được cử đi đào tạo ở nước ngoài Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại như một số công ty hoạt động trong lĩnh vực đưa người đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài nhưng chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo tình hình hoạt động; tình trạng người dân xuất cảnh, cư trú và lao động bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài diễn biến phức tạp…
Đáng chú ý là tình trạng công dân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi được cử đi du học theo các Đề án, chương trình của TP, của các đơn vị sự nghiệp gây dư luận không tốt như: 25 trường hợp cán bộ, giảng viên thuộc Đại học Đà Nẵng sau khi hoàn thành xong quá trình đào tạo, công tác ở nước ngoài đã tiếp tục cư trú, làm việc ở nước ngoài, không về nước theo hợp đồng ký kết; 17 học viên thuộc đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không trở về nước làm việc…
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, những năm vừa qua, Công an TP đã phối hợp với các sở ngành, các đơn vị thực hiện tốt việc quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, các cơ quan chức năng cần xác định rõ những tồn tại, hạn chế để có giải pháp hiệu quả hơn.
Với 25 trường hợp cán bộ, giảng viên của Đại học Đà Nẵng không trở về mà ở lại, ông Trần Chí Cường yêu cầu các đơn vị liên quan phải xem xét, làm rõ họ ở lại như thế nào, vì vấn đề gì…
ĐH Đà Nẵng lên tiếng vụ 19 giảng viên được cử đi học tiến sĩ nước ngoài không về
Đại học Đà Nẵng cho biết, có 19 trường hợp đi học tiến sĩ ở nước ngoài đã quá thời hạn nhưng chưa về nước."> -
Chuyện ít biết về người thầy kiệt xuất được tôn Thành hoàng làng ở Vĩnh PhúcĐền thờ thầy giáo Đỗ Khắc Chung. Ảnh: V.Hậu Cụ Từ Lê Văn Long chia sẻ: Tên tuổi của thầy giáo Đỗ Khắc Chung nổi lên kể từ mùa xuân năm Ất Dậu (1285). Bấy giờ, hai đạo quân Nguyên, một từ Chiêm Thành tiến ra do Toa Đô chỉ huy và một từ đất Trung Quốc tràn xuống do chủ tướng Thoát Hoan trực tiếp cầm đầu, cùng nhất loạt đánh phá ta, hòng bóp nát nước Đại Việt.
Tướng nhà Trần chịu trách nhiệm cản bước tiến của Toa Đô là Trần Kiện đã hèn nhát đầu hàng. Tình hình chiến sự diễn biến một cách rất phức tạp và hoàn toàn bất lợi cho ta. Triều Trần muốn nắm được chính xác thực lực của quân Nguyên, nhưng bối rối vì không biết ai có thể thực hiện được nhiệm vụ khó khăn này. Đúng lúc đó, Đỗ Khắc Chung xin tình nguyện đảm nhận.
Nhân dân quen gọi là Miếu cụ Đỗ bởi ông được nhân dân tôn vinh là Thành Hoàng Làng. Từ xa xưa các bậc cao niên trong làng kể lại, đền được xây dựng trên thế đất bút nghiên - đất học. Có lẽ cũng bởi vậy mà cả làng Quan Tử nổi danh khoa bảng, thời kỳ phong kiến, cả huyện Lập Thạch có tất cả 22 tiến sĩ khoa bảng thì riêng làng Quan Tử xã Sơn Đông đã có tới 13 tiến sĩ.
Ngôi đền còn lưu giữ nhiều hiện vật và tư liệu quý như: Một bản thần phả chữ hán do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên 1572) và một bia đá ghi danh các bậc Tiên hiền liệt vị, những người đỗ đạt của làng Quan Tử năm Tự Đức Mậu Đán (1878).
Cụ Từ Lê Văn Long. Ảnh: V.Hậu Đặc biệt có bản phả lục về sự tích Đỗ Khắc Chung - một công thần nhà Trần do Hàn Lâm Lễ Viện quan Đông các Đại học sĩ Lê Trung soạn năm Hồng Phúc thứ nhất (1572). Ông đã làm quan dưới bốn triều Vua nhà Trần là: Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiển Tông; Với công lao, đóng góp to lớn cho giáo dục, ông được vua nhà Trần ban Quốc tính là Trần Khắc Chung.
Trong 13 tiến sĩ được vinh danh Khoa bảng qua các triều đại phong kiến Việt Nam ở làng Quan Tử, thầy giáo Đỗ Khắc Chung được người dân Quan Tử và những nhà nghiên cứu văn hóa Vĩnh Phúc ví như thầy giáo Chu Văn An của tỉnh Vĩnh Phúc. Đến nay, đền thờ Đỗ Khắc Chung đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Nét cổ kính của ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ XIV. Ảnh: V.Hậu Quan Tử được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo thống kê, từ năm 1075 đến năm 1919, Vĩnh Phúc có 86 tiến sĩ các đời, mở đầu là Trạng nguyên Phạm Công Bình Triều Lý cho đến những tên tuổi như “Tứ nguyên” Phí Văn Thuật, “Lưỡng quốc Trạng nguyên” Triệu Thái...
Vĩnh Phúc có một hệ thống văn miếu, văn chỉ, văn từ cùng những “làng Tiến sĩ” nổi danh như: Quan Tử, xã Sơn Đông (có 13 tiến sĩ), Lý Hải (có 8 tiến sĩ), Thượng Trưng (có 5 tiến sĩ), Tứ Trưng (có 5 tiến sĩ)… và những dòng họ “Kế thế đăng khoa”, “Gia đình khoa bảng”…
Ngày nay, nối tiếp truyền thống Khoa bảng rực rỡ của các thế hệ làng Quan Tử hiện nay vẫn đề cao truyền thống hiếu học, thi cử đỗ đạt. Các dòng họ như Vũ, Lê, Nguyễn, Trần, Đặng, Hoàng đều có nhà thờ họ, là nơi thờ tự, lưu trữ những dấu tích, tư liệu về một thời lịch sử khoa văn hiển hách của ông cha. Đồng thời, đây cũng là nơi giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ, các em học sinh tu dưỡng, rèn luyện, và noi theo.
Đền thờ thầy giáo Đỗ Khắc Chung là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh với người dân Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Ảnh: V.Hậu Bà Đỗ Thị Mỹ Hạnh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lập Thạch, cho biết: “Nhận thức rõ vai trò vị trí của thầy giáo Đỗ Khắc Chung đối với sự nghiệp văn hóa giáo dục của huyện Lập Thạch, nhiều năm qua phòng thường xuyên tham mưu UBND huyện, cấp ủy chính quyền các cấp tuyên truyền sâu rộng về đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung, những đóng góp trong việc đào tạo nhân tài cho quốc gia và làm rạng danh đất và người làng Quan Tử xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch.
Bằng nhiều hình tuyên truyền, đền thờ Đỗ Khắc Chung thường xuyên là điểm đến thăm quan cho các thế hệ học sinh trên địa bàn huyện Lập Thạch với ý nghĩa lớn lao khích lệ tinh thần học tập, cổ vũ các em học sinh nỗ lực, phấn đấu theo con đường tri thức từ đó đạt được những thành tích cao trong học tập, để sau này đóng góp công sức, trí tuệ cho sự phát triển của quê hương đất nước.
Chuyện chưa kể về ngôi làng hơn 200 nóc nhà có đến 12 tiến sĩNgôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc nổi tiếng vì có đến 12 vị tiến sĩ Nho học, 2 di tích lịch sử cấp quốc gia. Nơi đây còn có một tên gọi khác là “làng tiến sĩ”."> -
Đấu giá lại băng tần C3 với giá khởi điểm hơn 2.500 tỷBuổi đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3.800 - 3.900 MHz. Ảnh: Thái Khang Giá khởi điểm của khối băng tần C3 là 2.581.892.500.000 đồng (hai nghìn năm trăm tám mươi mốt tỷ, tám trăm chín mươi hai triệu, năm trăm nghìn đồng). Bước giá áp dụng tại cuộc đấu giá khối băng tần C3 là 25 tỷ đồng.
Cuộc đấu giá được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp, đấu giá theo phương thức trả giá lên. Doanh nghiệp trúng đấu giá được cấp giấy phép sử dụng băng tần với thời hạn 15 năm.
Phát biểu khai mạc buổi đấu giá, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho hay, năm 2024 là năm thương mại hóa 5G. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, 5G phải có băng thông siêu rộng, phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước so với các ứng dụng, dịch vụ.
Tháng 3/2024 đã chứng kiến một bước tiến quan trọng khi tổ chức thành công cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số cho khối băng tần B1 (2.500 - 2.600 MHz) và khối băng tần C2 (3.700 - 3.800 MHz). Đây là kết quả của sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ Bộ TT&TT và sự tích cực tham gia của các doanh nghiệp.
“Khi đấu giá lần đầu với 3 khối băng tần được đưa ra đấu giá mà chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia thì đấu giá được 2 khối băng tần là rất thành công”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng. Ảnh: Thái Khang Trước khi tổ chức đấu giá, tổng số băng tần IMT đã cấp cho doanh nghiệp là 340 MHz, đứng thứ 9/10 nước Đông Nam Á. Qua đợt đấu giá Q1/2024, đã bổ sung thêm 200 MHz (khối B1 và C2), nâng tổng số băng tần đã cấp lên 540 MHz, đứng thứ 6/10 nước Đông Nam Á.
Việc tổ chức đấu giá lại khối băng tần C3, nếu thành công, sẽ nâng tổng lượng băng tần đã cấp lên 640 MHz, đứng thứ 4/10 nước Đông Nam Á. Kế hoạch tiếp theo của Bộ TT&TT là đến Quý 4/2024 sẽ tiếp tục đấu 60 MHz băng tần 700 MHz. Nếu thành công, tổng lượng băng tần đã cấp của Việt Nam sẽ tăng lên 700 MHz, đứng thứ 3/10 nước Đông Nam Á.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, việc tổ chức cuộc đấu giá lại quyền sử dụng tần số đối với khối băng tần C3 (3.800-3.900 MHz) là bước đi quan trọng nhằm đưa băng tần trung bình vào khai thác một cách hiệu quả, đáp ứng mục tiêu có từ 3 - 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động băng rộng 5G.
Hiện nay, công nghệ 5G đã phát triển chín muồi, các thiết bị đã trở nên phổ biến và giá thành hạ so với giai đoạn 2-3 năm trước. Các nhà mạng tại Việt Nam đã sẵn sàng cho việc thương mại hóa 5G.
Tại thời điểm này, việc hoàn thành cuộc đấu giá băng tần số trung bình để triển khai thương mại hóa 5G mang một ý nghĩa to lớn, thúc đẩy sự chuyển dịch, phát triển hạ tầng viễn thông truyền thống sang hạ tầng số, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trước đó, Bộ TT&TT đã đấu giá thành công khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz) và C2 (3.700-3.800 MHz). Với khối băng tần C3, do chỉ có một doanh nghiệp tham gia nên không đủ điều kiện đấu giá.
Ở cuộc đấu giá này, theo quy chế, trong trường hợp chỉ có một tổ chức đăng ký tham gia đấu giá, một tổ chức tham gia đấu giá, trả giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì khối băng tần C3 được bán cho tổ chức đó.
100% tuyến quốc lộ, khu công nghiệp tại Việt Nam được phủ sóng băng rộng di động‘Kế hoạch nâng cao chất lượng mạng viễn thông di động Việt Nam đến năm 2025’ đặt mục tiêu phủ sóng băng rộng di động tới 100% các tuyến đường sắt, đường quốc lộ, tuyến đường cao tốc, khu công nghiệp trên toàn quốc.">